Đội ngũ cán bộ

Trong nhà trường, đội ngũ giáo viên là lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh; là nhân tố quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục. Vì vậy ,Trường tiểu học Nguyễn Tất Thành  đề cao vai trò của đội ngũ giáo viên. Điều này được thể hiện rất rõ trong tiêu chí tuyển dụng cũng như thực hiện các chính sách bồi dưỡng giáo viên của trường. Về tuyển dụng, cả giáo viên Việt nam và Giáo viên nước ngoài sau khi vượt qua vòng sơ tuyển (về hồ sơ theo chuẩn nghề nghiệp & yêu cầu của trường ) đều phải qua các vòng phỏng vấn và dạy thử. Vì vậy, ngoài yêu cầu về  bằng cấp chuyên môn, giáo viên phải có năng lực và kinh nghiệm giảng dạy thật sự mới được tuyển chọn. Đối với giáo viên nước ngoài, để đảm bảo chất lượng cho chương trình quốc tế, trường  chỉ tuyển giáo viên đến từ Anh, Hoa kỳ và Úc. Sau tuyển chọn các giáo viên đều được huấn luyện thường xuyên về chuyên môn và các yêu cầu đặc trưng khác của trường tiểu học Nguyễn Tất Thành: ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, phương pháp giáo dục cá thể hóa, v…v… Ngoài yêu cầu thực hiện đồng loạt phương pháp dạy học cá thể hóa,  khuyến khích giáo viên thực hiện các phương pháp và hình thức dạy học mới nhằm phát huy tính chủ động , tích cực, sáng tạo của học sinh. Đến nay 100% cán bộ quản lý của trường có trình độ Thạc sĩ và Tiến sĩ; 100% Giáo viên đạt chuẩn trở lên, trong đó bậc Tiểu học đạt 100% trên chuẩn; Bậc Trung học đạt 65% trên chuẩn; Có 2 tiến sĩ, 7 Thạc sĩ; 01 Nhà giáo ưu tú; 01 Giáo viên đạt giải viên phấn vàng; cùng các giải thưởng khác trong nước. Những con số trên không chỉ là niềm tự hào mà còn nói lên sức mạnh của đội ngũ giáo viên, lực lượng chủ lực của nhà trường trong việc không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng nhằm đáp ứng mục tiêu Chất lượng giáo dục hàng đầu từ sự quan tâm cá thể số 1 Việt Nam mà nhà trường  đang hướng đến.

Tiến sĩ  Nguyễn Thiện Vi – Tổ khoa học tự nhiên

Cô Nguyễn Thiện Vi tốt nghiệp tiến sĩ chuyên ngành Toán học tại Trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Từ năm 2001 đến 2009, thầy công tác tại trường Nguyễn Tất Thành và giữ nhiều chức vụ quan trọng như Tổ trưởng bộ môn, chuyên viên phụ trách môn toán học cho Sở Giáo dục & Đào tạo. Với trình độ chuyên môn tốt và kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm, thầy Thiện Vi đã đào tạo được nhiều học sinh đạt giải Học sinh Giỏi cấp Thành Phố và Olympic . Tại trường Nguyễn Tất Thành , môn Toán học là môn được nhiều học sinh yêu thích và luôn đạt kết quả cao trong các kỳ thi THPT Quốc gia.Sau khi thành lập Trường tiểu học Nguyễn Tất Thành nhà trường đã mời thầy về làm tổ trưởng tổ khoa hoc tự nhiên của trường

Tiến sĩ Lương Bảo Uyên – Tổ trưởng tổ xã hội

Sau khi tốt nhiệp cử nhân văn học trường Đại học Khoa học Tự Nhiên Hà Nội, cô Bảo Uyên tiếp tục hoàn thành chương trình đào tạo cử nhân Anh văn của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Sau đó cô học lấy bằng Thạc sĩ  và Tiến sĩ của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.  Học xong cử nhân, cô bắt đầu giảng dạy tại trường Nguyễn Tất Thành từ ngày thành lập trường đến nay. Hiện cô là giáo viên dạy môn Văn. Xuất phát từ niềm đam mê về sự tuyệt vời, kết hợp với khả năng Anh Ngữ vượt trội, cô Bảo Uyên là người truyền cảm hứng cho rất nhiều thế hệ học sinh tại trường Nguyễn Tất Thành tìm tòi những mảng kiến thức trong bộ môn văn học.  Chính những kiến thức văn học bằng tiếng Anh này là hành trang giúp các cựu học sinh trường Nguyễn Tất Thành dễ dàng tiếp tục các chương trình phổ thông, đại học tại Hoa Kỳ, Canada. Cô đã được nhà trường chọn làm tổ trưởng tổ xã hội của trường tiểu học Nguyễn Tiểu học Nguyễn Tất Thành.

Thạc sĩ Lê Nguyễn Như Anh – Tổ trưởng tổ Ngoại ngữ

Sau khi tốt nghiệp loại Giỏi ngành Sư Phạm tiếng Anh tại Đại học Sư Phạm Hà Nội, thầy Lê Nguyễn Như Anh tiếp tục chương trình Thạc sĩ Ngôn ngữ học Ứng dụng tại Đại học Curtin (Úc), tập trung vào 2 chuyên ngành Ngôn ngữ học và Giảng dạy tiếng Anh. Làm việc tại Đại học Sư Phạm Hà Nội, thầy Như Anh phụ trách mảng ứng dụng công nghệ vào dạy học và các bộ môn ngôn ngữ học chuyên sâu. Thầy cũng đã tham dự với tư cách là báo cáo viên tại nhiều diễn đàn và hội thảo quốc tế trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ vào giáo dục như diễn đàn Asia-Pacific Summit của Microsoft ở Singapore 2012, Hội thảo International Mobile Learning Festival 2014 ở Bali (Indonesia), Hội thảo International Mobile Learning Festival 2017 ở Hong Kong, và các hội thảo về TESOL do các trường đại học lớn tổ chức trong nước như Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng, Đại học Mở TP.HCM, Đại học Quy Nhơn…  Về công tác tại Trường Nguyễn Tất Thành, thầy Như Anh phụ trách quản lý chất lượng chương trình quốc tế của trường cũng như thiết kế các chương trình đào tạo mới nhằm nâng cao chất lượng CTQT ( English for Children, v.v.) và cải thiện năng lực của ngoại ngữ của nhân viên thông qua chương trình tiếng Anh dành riêng cho học sinh trường Nguyễn Tất Thành với những thành tựu đạt được thầy được mời về làm tổ trưởng tổ ngoại ngữ tại trường tiểu học Nguyễn Tất Thành.

Thạc sĩ Đỗ Tường Phượng – Tổ trưởng tổ kĩ năng ngoại khóa

Trực tiếp đứng lớp, cô Đỗ Tường Phượng cho biết, hoạt động ngoại khóa giúp học sinh có những hiểu biết và thái độ đúng đắn về các giá trị văn hóa, xã hội. Hoạt động này tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp sẽ giúp khắc họa sâu hơn các bộ môn văn hóa.Hoạt động ngoại khóa tác động rất nhiều đến HS, HS hứng thú vì được làm theo từng chủ đề do giáo viên hướng dẫn. Bên cạnh đó, để giảm áp lực với môn Toán, Tiếng Việt vốn khô khan, tôi đều lồng ghép các chủ đề của hoạt động ngoại  với môn học chính để môn học thêm sinh động, đồng thời cho học sinh  được trải nghiệm thực tế. Qua các tiết học như vậy, học sinh hào hứng tham gia, đặc biệt học sinh  rất tự tin”.

Nhìn nhận hoạt động ngoài giờ học này, Phó Trưởng phòng GD&ĐT quận Cầu Giấy Đỗ Tường Phượng  cho biết, năm học 2016 – 2017, Sở GD&ĐT Hà Nội phát động Hội thi giáo viên dạy giỏi tổ chức các hoạt động ngoài giờ chính khóa cấp tiểu học, và 10/13 trường của quận đã đăng ký tham gia. Là thành viên trong Ban giám khảo hội thi này, cô Phượng nhận xét, hầu hết các tiết dạy hoạt động ngoại khóa của các trường đều có sự đầu tư cả về nội dung và hình thức. Các tiết dạy đều xác định đúng mục tiêu, nội dung bám sát chủ đề: “Trách nhiệm của em với cộng đồng”, tổ chức được cho HS những hoạt động nhằm tiếp nối hoạt động dạy – học trên lớp, gắn lý thuyết với thực hành.